Thủ tục đăng ký mã số thuế cho doanh nghiệp mới thành lập

Đăng ký mã số thuế là một trong những bước bắt buộc phải thực hiện khi muốn thành lập doanh nghiệp. Vậy các bước tiến hành như thế nào? Hồ sơ chuẩn bị cần những gì? Hãy để DHLaw giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên một cách đầy đủ nhất.





1. Tại sao cần phải đăng ký mã số thuế?

Thông qua mã số thuế, cơ quan thuế sẽ thực hiện việc quản lý hiệu quả hơn nhờ xác định được đối tượng cụ thể nộp thuế, hoạt động sử dụng hóa đơn chứng từ, hoàn thuế…

2. Hồ sơ đăng ký mã số thuế gồm những gì?
Để có thể đăng ký mã số thuế, doanh nghiệp cần chủ bị các loại giấy tờ như sau:

Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 02-ĐK-TCT.

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư/ Quyết định thành lập.

Các bảng kê (nếu có). 

3. Thời gian cho phép đăng ký mã số thuế là bao lâu?

Theo quy định Điều 22 Luật quản lý thuế và điều 6 thông tư 95/2016/TT-BTC, sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập sẽ phải tiến hành thủ tục đăng ký xin cấp mã số thuế trong vòng 10 ngày làm việc tại cơ quan thuế địa phương.



4. Nếu chậm đăng ký mã số thuế sẽ bị xử phạt ra sao?

Dựa vào quy định tại điều 7 thông tư 166/2013/TT-BTC có quy định các mức xử phạt với việc chậm đăng ký mã số thuế như sau:

- Phạt cảnh cáo đối với hành vi chậm đăng ký thuế từ 01 ngày đến 10 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.

Phạt từ 400.000 đến 1.000.000 đồng với hành vi chậm đăng ký thuế từ 01 ngày đến 30 ngày.

Phạt từ 800.000 đến 2.000.000 đồng với hành vi chậm đăng ký thuế từ 30 ngày trở lên. 

5. Có bao nhiêu loại thuế doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập?

Sau khi hoàn tất thủ tục đăng kí thành lập và được cấp mã số thuế thì doanh nghiệp phải tiến hành nộp các khoản thuế sau:
  • Thuế môn bài: đây là thuế bắt buộc phải đóng hằng năm. Mức đóng cụ thể như sau:
- Vốn trên 10 tỷ đồng sẽ phải đóng 3 triệu đồng/năm.

- Vốn từ 10 tỷ đồng trở xuống sẽ phải đóng 2 triệu đồng/năm.
  • Thuế giá trị gia tăng: là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Có 2 phương pháp tính như sau:
Phương pháp khấu trừ.

- Phương pháp trực tiếp. 
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: là loại thuế thu trên khoản lợi nhuận thuần của doanh nghiệp.
  • Thuế thu nhập cá nhân: là loại thuế mà doanh nghiệp nộp thay cho người lao động.
Sau khi xem qua những thông tin trên, nếu Quý khách hàng có nhu cầu cần tư vấn hãy liên hệ ngay đội ngũ Luật sư DHLaw để đảm bảo được hướng dẫn cụ thể, chi tiết mọi thủ tục pháp lý theo đúng quy định của Nhà nước. 
Bài viết liên quan: 
--------------------------------------------------------
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Bộ phận Tư vấn Luật Doanh nghiệp DHLaw
Add: 185 Nguyễn Văn Thương, phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Tell: 028 66 826 954 
Hotline: 0935 655 754
Email: contact@dhlaw.com.vn 
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thế nào là chuyển nhượng dự án đầu tư?

Dịch vụ 'luật sư công ty' - 'luật sư nội bộ'

Dịch vụ tư vấn nhận con nuôi uy tín TPHCM